Có một vùng quê Tây Giang để thương và nhớ

[acf_views view-id="312" name="Bài dự thi"]

Tây Giang cách thành phố Đà Nẵng khoảng 120 km về phía Tây Bắc, nằm trên trục đường 14G, có đường Hồ Chí Minh huyền thoại đi qua. Đây vốn là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Cơ Tu.

Đến với Tây Giang quê tôi, du khách sẽ tham quan, trải nghiệm các địa điểm du lịch đặc sắc như: làng truyền thống Cơ Tu Tây Giang, Đỉnh Quế, thôn Pơr’ning, thôn Tà Vàng, địa đạo Axòo, ruộng bậc thang Chuôr, làng gốm Kanoon, thác R’Cung, rừng nguyên sinh Pơmu…

Là một “sơn nữ” Cơ Tu nơi bản làng vùng biên viễn huyện Tây Giang, giáp biên giới Việt Lào, sau khi học xong THPT và thi đậu Đại học, tôi được địa phương, bà con, gia đình, hàng xóm láng giềng động viên, hỗ trợ để khăn gói vào TP. Hồ Chí Minh học đại học với ước mơ sau này mang kiến thức học được về góp phần xây dựng quê hương.

Buổi ban đầu đến một thành phố lớn và xa lạ, tôi không khỏi chạnh lòng nhớ về quê hương xa mờ nơi biên giới mà mỗi chiều giáp Tết, mẹ tôi, bà (adích) tôi cõng em tôi đang ngóng chờ tôi về nhà vào một chiều bảng lảng khói sương nơi miền biên viễn.

Còn nhớ, lúc còn ở quê, hằng năm, khi tiếng chim pricoh hót líu lo và hoa lan đua nở khắp núi rừng là báo hiệu mùa xuân lại về trên dãy Trường Sơn. Những năm trước đây, người Cơ Tu thường ăn cái Tết riêng của đồng bào, tức là Tết “ăn mừng cơm mới” sau mỗi vụ mùa. Mươi năm trở lại đây, Tết cổ truyền của người Kinh đã trở thành cái Tết chung cho người Cơ Tu. Song, người Cơ Tu vẫn giữ những tập tục, bản sắc văn hóa riêng khi Tết đến xuân về.

Lúc này nhà tôi cũng như bao gia đình khác đều rộn ràng tu sửa nhà cửa, dẫy cỏ sân nhà Gươl, quét dọn sạch sẽ trong bản làng, trang trí nhà cửa, bàn thờ, nhà Gươl thật đẹp bằng các loại vải thổ cẩm, hoặc giấy màu với nhiều màu sắc, hoa văn họa tiết mang sắc màu truyền thống dân tộc Cơ Tu.

Thực phẩm của người Cơ Tu dùng trong ngày Tết chủ yếu là những thứ được lấy từ núi rừng, hoặc là những sản phẩm do bà con tự làm ra, như nếp, lúa, sắn, ngô, các loại thịt gia súc, gia cầm… Rượu cần không thể thiếu trong ngày Tết của người Cơ Tu. Trước Tết khoảng một tháng, bà tôi bắt đầu làm rượu cần với loại nếp có màu đỏ thẫm (nếp than) nấu lên, ủ với men rượu được làm bằng bột gạo trộn với các loại lá rừng, tiêu bột…

Ngoài việc ủ rượu, phụ nữ Cơ Tu còn lo giã nếp, hái lá đót để làm bánh cuốc (bánh sừng trâu), đó là loại bánh “đặc sản” của người Cơ Tu. Tết đến, nhà nào cũng phải có, ăn rất dẻo và thơm. Ngày Tết, đồng bào Cơ Tu thường nấu nhiều cơm lam, để ăn và đãi khách, cơm lam là món ăn được ưa thích bởi xôi nếp được nấu trong ống nứa rất thơm ngon, dẻo, bùi.

Để dự trữ thịt, cha tôi thường xẻ thịt heo hay thịt trâu, bò ra từng miếng dài và treo dưới giàn bếp cho thịt mau khô, sau đó đem cất vào các ống nứa khô có nắp đậy, để trên giàn bếp. Khi có khách đến thăm, cha tôi mang ra nướng sơ rồi cắt thành từng khúc ngắn để nấu với rau, với gạo hay sắn bào, lá sắn non. Nếu khách quý thì được gia đình đãi các món như cá, gà, ếch, chim… các loại thịt trâu, thịt heo nuôi, thịt rừng.

Miền biên viễn quê tôi có phong cảnh đẹp, thức ăn truyền thống thơm ngon. Dẫu vậy cũng có những buổi chiều Tây Giang xuất hiện những cơn mưa bất chợt khiến bao người se lạnh. Nhưng các bạn yên tâm, dù là vào thời điểm nào thì đến tối, trời lúc nào cũng se lạnh, rất thích hợp để ngồi bên bếp lửa hồng vừa nghe già làng kể chuyện sử thi vừa nhâm nhi món thịt nướng chấm muối tiêu rừng (Amót) ngon nhức nách.

Bên cạnh việc chuẩn bị nhiều món đặc sản cho dịp Tết, đồng bào Cơ Tu tổ chức nhiều hoạt động vui chơi đón xuân. Những năm được mùa, làng tổ chức lễ hội “ăn trâu”. Trước sân nhà Gươl, cây nêu được dựng lên, hoa văn, màu sắc tươi rói, các già làng, nghệ nhân chuẩn bị chiêng trống, tỏn… trai gái sửa soạn trang phục, trang sức… từ trẻ con đến người lớn đều hớn hở trước không khí của lễ hội, mang sắc màu truyền thống dân tộc Cơ Tu.

Trong lễ hội, các chàng trai còn trổ tài nhảy múa kiếm để xua đuổi tà ma, điều xấu và diễn tấu các nhạc cụ truyền thống như đàn và sáo: Tapech, abel, ahen, aluôt… và nghệ thuật hát lý, ba booch, bhơ nooch… cũng được các nghệ nhân trình diễn.

Và đặc biệt, mỗi dịp Tết đến xuân về, đồng bào Cơ Tu nơi đây còn có một phong tục mang đậm bản sắc riêng của mình, đó là phong tục Trzáo. Đây là một hình thức thăm hỏi giữa họ nhà gái và họ nhà trai vào những ngày Tết. Và “Trzáo” cũng chính là cầu nối tình cảm thân thiết trong quan hệ thông gia của người Cơ Tu với nhau.

Để chuẩn bị cho cuộc thăm này, nhiều ngày trước, các thành viên trong dòng tộc, chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như: bánh sừng trâu, cơm lam, z’rắ, gạo nếp rang, gà, vịt, tấm tút… Trong buổi lễ tặng quà giữa nhà gái và nhà trai, mọi người cùng quây quần bên mâm rượu, đồ ăn thức uống, cùng hát lý, hát đối đáp, kể cho nhau nghe về một năm làm ăn được mùa, về tình cảm vợ chồng, về tình đoàn kết gắn bó giữa hai gia đình thông gia… Có một điều thú vị nữa là trong các tặng phẩm của nhà trai hay nhà gái trao cho nhau đều có những chai siro thuốc ho Bổ Phế Nam Hà để chữa bệnh ho cho người già khi trời trở lạnh nên đồng bào rất quý sản phẩm này.

Hôm nay, tôi bồi hồi trở về nhà sau một năm xa cách. Từ xa, tôi đã thấy làn khói bếp ngày xuân nơi nhà mình đang vẽ những nét ngoằn ngoèo lên không trung trong tiết trời se lạnh. Đến sân, tôi thấy bà tôi đang ngồi co ro và ho sặc sụa bên bếp lửa, mẹ tôi đang nấu các món ăn  trong “căn bếp truyền thống” nám đầy bồ hóng, với các món cơm lam, thịt nướng, xôi nếp than, cá liêng nướng mộc, ếch om đọt tà vạt…

Thấy bà tôi ho rất tội nghiệp, tôi chưa kịp thay đồ, mở balo lấy chai Siro thuốc ho Bổ Phế Nam Hà rót ra thìa cho bà uống bởi nhà hết loại thuốc này từ lâu mà chưa mua kịp do nhu cầu của cư dân khá cao và tình hình mưa lũ vùng cao gây trở ngại giao thương. Màu nhiệm thay, 10 phút sau, cơn ho của bà giảm dần.

Qua đây, du khách lên vùng cao quê tôi vào mùa xuân, khi ra đường, lên nương rẫy hay đi ngắm suối reo nên mặc áo ấm, khăn ấm quàng cổ, dầu nóng, trà nóng và mứt gừng, đầy đủ thuốc men, đặc biệt là các loại viên ngậm thảo dược, nhất là siro thuốc ho Bổ Phế Nam Hà để trị cơn ho do thời tiết giao mùa mà nhà tôi hay mua về dùng rất hiệu nghiệm.

Trong không khí ấm áp đó, cả nhà cùng quây quần, sum họp bên mâm cơm cuối năm, kể cho nhau về một năm đã qua với những vui buồn, khó khăn, thuận lợi… Mẹ tôi ăn rất ít nhưng cười nhiều hơn, tôi cảm nhận rằng, đối với mẹ tôi, mẹ đong đếm niềm vui bằng những lần cùng con cháu quây quần bên mâm cơm mẹ nấu cuối năm khi tất cả các thành viên đều trở về nhà.

Ngày xưa mỗi khi tôi ho dai dẳng kéo dài do bị cảm lạnh, mẹ tôi phải vất vả tìm hoa đu đủ đực, quả quất (quật), mật ong để hấp cơm cho tôi ăn trị ho, nhưng ngày nay, cả nhà khỏi lo, tôi đã mua siro thuốc ho Bổ Phế Nam Hà từ TP. Hồ Chí Minh mang về để cả nhà dùng nếu chẳng may bị ho khi thời tiết Tây Giang rất lạnh và chuyển mùa. Xin cảm ơn, Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà đã sáng chế ra phương thuốc trị ho tuyệt vời đã được người tiêu dùng tin tưởng, yêu thích.

Để thay lời tri ân của khách hàng đối với một sản phẩm tuyệt vời, ông tôi làm một bài thơ tặng Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà:

NAM HÀ CÓ VỊ THUỐC TIÊN

Nam Hà có tiên “thuốc tiên”!
Uống vào ho sẽ giảm liền rất hay
Bà tôi ho miết đêm, ngày
Siro thần dược để ngay đầu giường
Bà ho dai dẳng, rất thương
Lại thêm tức ngực, khó lường hiểm nguy
Để lâu sức khỏe giảm, suy
Siro ho uống rất chi an toàn
Hôm nay tuổi đã xế chiều
Lại thêm ho mãi, ho nhiều cả đêm
May nhờ phương thuốc làm êm
Tinh thần thư thái cả đêm lẫn ngày
Đúng là “thần dược” tuyệt hay!
“Tinh hoa đất Việt” làm say tuổi già
Nhà nhà, con cháu, ông bà
Nghe tin bà hết, cả nhà vui tươi
Tôi chia tin đến mọi người
Cô dì chú bác khắp nơi biết là:
Siro của Dược Nam Hà nên là thần dược trong nhà thường xuyên

BỔ PHẾ NAM HÀ – THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị đồng hành tổ chức cuộc thi “Check in cùng Bổ Phế Nam Hà – Xoa dịu cơn ho, tự do khám phá”

Bổ Phế Nam Hà là thuốc ho thảo dược được tin dùng bởi nhiều thế hệ gia đình, từ lâu đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc chăm sóc sức khỏe hô hấp người Việt.

Công dụng: Điều trị hiệu quả các trường hợp ho do cảm mạo, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng, khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.

Nhà sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ

415 Hàn Thuyên, phường Vị Xuyên, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số XNQC: 1e/2023/XNQC/YDCT; 3e/2023/XNQC/YDCT; 4e/2023/XNQC/YDCT

Liên hệ tới tổng đài 1800 1155 (miễn cước) hoặc truy cập vào website: https://bophenamha.vn/ nếu cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về bộ sản phẩm Bổ phế Nam Hà.