Nhiều bà mẹ vẫn than thở rằng bản thân thấy hối hận vì khi còn son rỗi không chịu đi chơi, đến khi kết hôn rồi có con nhỏ thì khó có thể đi đâu được nữa. Đơn giản bởi khi đưa một đứa trẻ đi du lịch cùng là mang theo biết bao phiền phức, từ việc lo con bị ốm, con quấy khóc hay đơn giản chỉ là vấn đề ăn uống của lũ nhóc cũng choán hết thời gian của bố mẹ, chẳng còn thời gian đâu nữa mà chơi.
Nhiều gia đình thường mất vài năm không được đi đến đâu, phải đợi các con lớn hơn, tự ăn tự chơi được thì mới bắt đầu có dự định đi du lịch xa. Mình có bé 35 tháng tuổi và bé hơn 7 tháng tuổi đã quyết định lên đường đi du lịch Đà Lạt và Nha Trang. Cho con đi chơi đi du lịch sớm là 1 lợi thế, các con được khám phá, được kích thích các giác quan và mở mang được tầm mắt xa hơn là các khung cảnh, vật dụng khi ở nhà.

Bé Dori nhà chị được đi chơi xa khi hơn 7 tháng, so với phần lớn các bạn cùng lứa là sớm. Vì ở cái tuổi con còn đang ăn dặm, chưa chơi được nhiều, chưa tự ăn được, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ lo ngại khoản ăn uống và lo giờ giấc ăn ngủ của con sẽ bị thay đổi. Dẫu vậy, cả gia mình đã có một chuyến đi rất vui vẻ, suôn sẻ khiến nhiều người ngưỡng mộ và hỏi thăm bí quyết. Chính vì vậy mình chia sẻ tất tần tật những điều mình thực hiện trong chuyến đi vừa qua của gia đình:
Chọn địa điểm du lịch phù hợp
Địa điểm du lịch các mẹ chọn lựa cũng cần phải phù hợp với bé nhà mình. Nên chọn các địa điểm du lịch có bệnh viện, đường tới bệnh viện có quá xa không… có con nhỏ nên lưu tâm vấn đề này, không ai nói trước được chuyện con khỏe hay ốm.
Như nhà mình đi Đà Lạt rất hợp lý là có bệnh viện lớn ở ngay cạnh, đi mất chừng 10 – 15 phút thôi, mà giao thông Đà Lạt rất văn minh, đi rất thoáng, hiếm khi tắc đường.
Đà Lạt lạnh lạnh, với lại mình ở Phan Rang lên nắng nóng rất dễ sốc nhiệt, và mấy bé ko quen dễ dẫn tới các vấn đề sức khỏe như đau họng, ho, sốt. Đặc biệt thường gặp ở những đối tượng có sức đề kháng kém như người già và trẻ em. Do đó việc phòng bệnh khi đi du lịch là rất cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của những đối tượng nhạy cảm này.
Mình chọn Bổ phế Nam Hà đồng hành cùng con với thành phần từ cây thuốc nam như Bach linh, bạc hà diệp, cát cánh, bách bộ, mơ muối… là bí quyết cho bé phòng ngừa và giảm các triệu chứng ho, đau họng thông thường. Mình tin dùng bổ phế Nam Hà vì không có tác dụng phụ, vị dễ uống nên bé nhà mình thích lắm ý.

Luôn chú ý tình hình sức khỏe của con trước và trong khi đi chơi
Dori còn bé nhưng không hề sợ sệt hay quấy khóc trên xe. Mẹ thì say xe còn bạn ấy thì cứ cười toe toét với các hành khách xung quanh. Cả chặng đường Dori rất ngoan. Con có vẻ biết được đi chơi, nên rất thích thú. Con đói hay buồn ngủ thì mới khóc thôi. Ăn no là con lại lăn ra ngủ và đi chơi với cả nhà.
Trộm vía suốt chuyến đi, Nuti và Dori đều rất ngoan, chịu chơi. Lúc nào cũng toe toét, ai nhìn cũng cười, ăn uống ngủ nghỉ vẫn y như ở nhà, không hề thay đổi. Bố mẹ đi đâu em cũng hợp tác, khoái chí.

Chuẩn bị đồ ăn cho 2 bé
Khoản ăn uống của Dori hay nói chung các bé đang trong độ tuổi ăn dặm là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Để nói nhanh, đã xác định cho con đi sớm, các mẹ phải chấp nhận chịu khó một chút. Các mẹ nên luyện cho con ăn thô sớm, đây là 1 cách rất có lợi cho việc đi chơi mà không phải quấy bột hay xay cháo.
Trước hôm đi, tức là tối hôm đó (do mình bay sáng) cần chuẩn bị khẩu phần ăn của con. Dori ăn một bữa chính, một bữa phụ mỗi ngày. Mình làm tổng là 4 bữa chính trữ đông và sáng hôm sau lấy ra cho vào túi trữ sữa, để túi đá khô để giữ nhiệt 4 – 5 tiếng. Khi tới khách sạn mình bỏ luôn vào ngăn đá tủ lạnh của khách sạn, tới các bữa ăn, có hôm mình nhờ bếp ăn sáng của khách sạn hấp lại giúp, có hôm mình cho túi đồ ăn vào nước nóng 60 độ để làm tan và ấm rồi cho ra bát.
Anh Nuti 35 tháng tuổi cũng được ăn uống đủ và đúng bữa. Cả chuyến đi, Dori không hề bỏ bữa cháo nào hết. Bữa phụ thì mình không làm cầu kì được, chỉ mang theo trà hoa quả, nước ép, sữa chua và bánh cho con. Dù đơn giản nhưng vẫn đủ dinh dưỡng, đặc biệt là giúp con không bỏ bữa nếu không con đi du lịch về sẽ mất nếp ăn.
Chắc chắn sẽ có nhiều mẹ thắc mắc nếu lúc con ăn không ở khách sạn mà đang ở ngoài đường thì sao? Câu trả lời là mẹ nên mang theo đồ ăn và túi đá khô, túi đá khô này có thể giữ được 4 – 5 tiếng. Còn khi cả gia đình ăn ở nhà hàng hay quán ăn, mẹ có thể xin họ nước nóng để làm ấm cháo. Về anh lớn, bố mẹ ăn gì con ăn đó. Nuti ăn thô rất tốt rồi, nên mình không lo khoản ăn uống và chỉ chú trọng tới bữa phụ của con. Mình chuẩn bị: Sữa, bánh, sữa chua, kẹo, các đồ ăn vặt mà con thích,… để cho con ăn những lúc bố mẹ nhỡ bữa hay thế vào các bữa phụ như của con ở trường.
Mình rất quan tâm tới các bữa của Dori và Nuti, mải chơi nhưng vẫn đúng bữa là ăn, để con không bị đảo lộn giờ giấc. Còn con ăn được bao nhiêu thì ăn, mình không bao giờ ép. Như vậy chuyến đi mới vui vẻ, không bị ám ảnh bởi tiếng khóc lóc của con.

Chăm sóc giấc ngủ cho con
Về vấn đề này, con mệt lúc nào, ngủ lúc đó. Cần thiết nhất là các mẹ đừng quên mang theo xe đẩy nhé, vật dụng này không thể thiếu được. Mình nghĩ đẩy xe sẽ ổn hơn là địu vì mình đi chơi sẽ nắng nóng, thêm nữa mẹ còn diện váy vóc nên mang xe đẩy sẽ tốt hơn.
Mình dùng xe đẩy để cho con ăn và đẩy đi khắp chặng đường, mệt thì con ngủ luôn, tỉnh thì ngồi để bố mẹ đẩy. Nó còn nhiều hữu ích nữa là treo được kha khá đồ. Còn Nuti nếu buồn ngủ, con thường tranh thủ ngủ trên tay của bố mẹ khi di chuyển trên xe ô tô.
Dori ngồi trong xe đẩy và được bố mẹ đẩy đi thăm thú nhiều nơi ở Đà Lạt. Chăm sóc cho con trong chuyến đi. Ra đường là bố mẹ phải đội mũ cho con, mang theo 1 cái áo khoác mỏng hoặc áo chống nắng. Hàng ngày, vẫn nên tắm cho con đều, vì đi chơi ra mồ hôi sẽ rất nhiều vi khuẩn, dễ bị viêm da, 3 giờ thay bỉm/lần.

Đồ dùng cần thiết mang theo và một số lưu ý
Đồ y tế: Vitamin D, nhiệt kế, men, thuốc đi ngoài, thuốc hạ sốt, nước muối sinh lý, lăn muỗi/côn trùng, xịt chống muỗi/côn trùng đốt, siro ho, kem hăm, bông tăm…
Đồ dùng của bé:
+ Một tấm vải che xe đẩy, nơi du lịch chắc chắn sẽ có nắng, cần chuẩn bị tấm vải để che.
+ Một cái quạt điện kẹp vào xe đẩy cho con mỗi khi ra ngoài đường.
+ Quần áo: Ngày khoảng 3 bộ (2 bộ đi chơi, 1 bộ đi ngủ). Theo mình, nên chuẩn bị cả quần áo dài và cộc, tất lưới. Thường thì ở khách sạn điều hòa khá lạnh, trẻ con lại không thích đắp chăn nên cần phải mặc quần áo dài tay mỏng và thoa dầu ấm ở ngực và gan bàn chân cho con, sau đó đi tất là yên tâm để bé ngủ đến sáng.
+ Bỉm: Tính ngày dùng bao nhiêu cái, có thể mang dư hơn một vài chiếc. Các mẹ chú ý mang theo 1 cái balo nhỏ để lúc ra ngoài đựng bỉm, khăn ướt, khăn mặt, bình sữa, bộ quần áo dự phòng,…
+ Khăn xô tắm, khăn mặt xô của bé, dầu gội, dầu ấm ngực, bình sữa, sữa công thức nếu bé có uống.
Khi lên xe, những vật dụng nào cần thiết thì mẹ nên xách tay: Bỉm, sữa, bánh ăn dặm, quần áo,… để kịp xoay xở trên chuyến đi dễ dàng. Mũ lưỡi trai, kính cho con để hạn chế nhận ánh nắng trực tiếp, bé sẽ dễ ốm.
Khi đi xa mà mang theo con nhỏ, các mẹ cần list sẵn các đồ thực sự cần thiết đi thôi. Nên chuẩn bị trước đó 2 – 3 ngày tránh trường hợp quên.
Bé nhỏ các bố mẹ chịu khó đi taxi chứ đừng nên đi xe khách theo đoàn hay xe máy. Mang theo 1 số đồ chơi mà con thích nhất. Với những em bé lớn, các bố mẹ nên chuẩn bị tờ giấy in tên con, tên bố mẹ và số điện thoại dán ở áo con để phòng trường hợp con hiếu động chạy lạc vì nơi du lịch sẽ rất đông đúc.
Đó là tất cả những bí quyết cho một chuyến đi thành công rực rỡ của gia đình mình.
“Cho con đi du lịch khi còn nhỏ, nhất là đi xa, bố mẹ sẽ vất vả rất nhiều vì phải chăm chút cho con, không được chơi thỏa thích. Nhưng nếu bỏ thời gian chuẩn bị mọi thứ chu đáo và biết cách chăm sóc trẻ thì chuyến đi sẽ rất vui vẻ, thú vị và thoải mái”.
BỔ PHẾ NAM HÀ – THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM
Đơn vị đồng hành tổ chức cuộc thi “Check in cùng Bổ Phế Nam Hà – Xoa dịu cơn ho, tự do khám phá”
Bổ Phế Nam Hà là thuốc ho thảo dược được tin dùng bởi nhiều thế hệ gia đình, từ lâu đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc chăm sóc sức khỏe hô hấp người Việt.
Công dụng: Điều trị hiệu quả các trường hợp ho do cảm mạo, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng, khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.
Nhà sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ
415 Hàn Thuyên, phường Vị Xuyên, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Số XNQC: 1e/2023/XNQC/YDCT; 3e/2023/XNQC/YDCT; 4e/2023/XNQC/YDCT
Liên hệ tới tổng đài 1800 1155 (miễn cước) hoặc truy cập vào website: https://bophenamha.vn/ nếu cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về bộ sản phẩm Bổ phế Nam Hà.